Bạn muốn học bằng lái xe máy để tự do di chuyển, nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn lo lắng về các quy trình, hồ sơ, lệ phí và cách thi sát hạch?Trong bài viết này cùng Hà An tìm hiểu tất cả những gì bạn cần biết về học bằng lái xe máy nhé.
Mục lục nội dung
Toggle1. Quy trình học thi bằng xe máy theo từng bước
Trong kỳ thi bằng lái xe máy trước tiên bạn cần thi lý thuyết 25 câu hỏi trong 19 phút và bạn cần đạt được ít nhất 21/25 câu, trong đó không được sai câu điểm liệt. Nếu đỗ phần thi lý thuyết bạn mới có thể tiếp tục thi thực hành.
1.1 Hồ sơ cần chuẩn bị để học thi bằng lái xe máy
Hồ sơ thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị gồm:
- 01 bản photo CCCD 2 mặt.
- 04 ảnh thẻ 3×4, theo quy định phông xanh.
- Giấy khám sức khỏe do cơ Sở Y tế có thẩm quyền cấp như bệnh viện cấp huyện/ quận cấp .
- Đơn đăng ký dự thi bằng xe máy.
Xem thêm: Cách Đăng Ký Thi Bằng Lái Xe máy siêu đơn giản
1.2 Học bằng lái xe máy tại trung tâm
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT tổng thời gian học bằng lái xe máy là 12 giờ gồm:
- 10 giờ học lý thuyết về luật Giao thông đường bộ, biển báo, sa hình.
- 2 giờ học thực hành lái xe gồm 4 phần: vòng số 8, đường thẳng, đường quanh co, đường gồ ghề.
1.3 Tham gia thi bằng lái xe máy tại cơ sở thi
- Thời gian thi bằng lái xe máy phần lý thuyết là 19 phút với 25 câu. Người dự thi phải trả lời tối thiểu 21/25 câu và không được phép trả lời sai câu điểm liệt.
- Thi thực hành lái xe là 10 phút. Điểm tối đa là 100 điểm, người thi cần đạt 80/100 điểm để thông qua kỳ thi sát hạch.
Xem thêm: Giải đáp: Quy trình thi bằng lái xe máy có phức tạp không?
1.4 Thời gian nhận giấy phép lái xe
Sau khi thông qua kỳ thi sát hạch bằng lái xe cả 2 phần lý thuyết và thực hành sau khoảng 2 – 3 tuần từ ngày thi đậu bạn sẽ được lấy GPLX theo quy định của Sở GTVT.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian bạn có thể nhận được GPLX sẽ vào khoảng 15 – 20 ngày, do quy trình gửi GPLX từ Sở GTVT đến đơn vị tổ chức thi sát hạch rồi mới trả về trung tâm tiếp nhận hồ sơ ban đầu của bạn.
2. Một số lưu ý khi tham gia học thi bằng lái xe máy
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, ảnh thẻ như CCCD bản gốc hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
- Đến điểm hẹn sớm hơn lịch hẹn để có thể tập thực hành trước cho quen và đủ thời gian trước khi vào thi.
- Trước khi thi bằng lái xe máy thực hiện các thủ tục theo quy định dưới sự hướng dẫn từ ban tổ chức thi sát hạch.
- Chuẩn bị sẵn CCCD và hộ chiếu để đối chiếu khi vào phòng thi.
2.1 Một vài lưu ý đối với phần thi lý thuyết
- Không được trả lời sai câu điểm liệt, nếu trả lời sai thí sinh sẽ bị đánh trượt cho dù trả lời đúng tất cả các câu.
- Kiểm tra lại các thông tin cơ bản , nếu thông tin sai lệch cần thông báo ngay cho giám thị coi thi.
- Bạn cần thông qua sát hạch lý thuyết mới có thể tiếp tục thi thực hành.
2.2 Một số lưu ý đối với phần thi thực hành
- Thi theo đúng trình tự bài thi: vòng số 8, đường thẳng, đường quanh co, đường gồ ghề.
- Trong quá trình thi thực hành bạn không để bánh xe đè vạch, chân chạm xuống đất, để xe chết máy, mỗi lỗi vi phạm thí sinh sẽ bị trừ 05 điểm/lần.
- Bạn sẽ bị loại nếu trong quá trình thi cả 2 bánh xe của bạn đều ở ngoài hình sát hạch.
- Theo quy định thời gian thực hiện là 10 phút. Thí sinh sẽ bị trừ 05 điểm/ 1 phút nếu vượt quá 10 phút.
3. Mẹo học bằng lái xe máy 100% đỗ
Dưới đây là mẹo giúp bạn khi thi bằng lái xe máy có thể vượt qua dễ dàng và sở hữu tấm bằng lái xe máy chỉ trong 1 lần thi.
Mẹo học bằng lái xe máy phần thực hành:
- Bạn cần tập vòng số 8 trước tại nhà thật thành thạo.
- Nên để xe chạy ở số 3 lúc thi thực hành.
- Để xe ở số 3 và chạy chậm vừa phải khi thi ở phần đường gồ ghề.
- Bạn phải cho xe chạy đúng trình tự nếu không bạn sẽ mất quyền thi.
Mẹo học bằng lái xe máy phần lý thuyết:
Bạn cần nắm được mẹo để trả lời các câu hỏi trong phần thi lý thuyết thi lấy bằng lái xe máy:
- Các hỏi trong đáp án có cụm từ “ Bị nghiêm cấm”, “Không được” thì chọn luôn đáp án đó.
- Câu hỏi trong đáp án có cụm từ “UBND cấp tỉnh”, “Cơ quan, tổ chức, cá nhân” chọn đáp đó.
- Câu hỏi về khái niệm có cụm từ “Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” chọn đáp án có từ không khi xuất hiện cụm từ “xe cho người khuyết tật”.
- Câu hỏi về khái niệm có cụm từ “Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” chọn đáp án có từ có cho “xe cho người khuyết tật” và chọn không cho “xe gắn máy”.
- Chọn cả 2 ý khi câu hỏi có từ “tham gia”.
- Chọn đáp án có “Cảnh sát giao thông” khi câu hỏi về người điều khiển giao thông.
- Các câu hỏi về độ tuổi lái xe:
- Người được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cc đủ từ 16 đến dưới 18 tuổi.
- Người được lái mô tô, xe máy có dung tích xi lanh từ 50cc trở lên đủ từ 18 tuổi trở lên.
- Các câu hỏi về cấp hạng bằng:
- Bằng lái xe máy A1 lái được xe mô tô 2 bánh từ 50cc đến 175cc và cả xe mô tô 3 bánh dành cho người khuyết tật.
- Học thi bằng lái xe A2 đối với xe mô tô trên 175cc.
- Câu hỏi về nhường đường: Chọn các đáp án “nhường đường cho phương tiện đường sắt”; “xe đang đi trên đường chính”; “người đi bộ đang đi trên phần đường ưu tiên người đi bộ”.
- Các câu hỏi liên quan đến vòng xuyến: Nếu “có báo hiệu đi theo đường vòng xuyến” nhường xe bên tay trái, “không có dấu hiệu đi theo vòng xuyến” nhường xe bên tay phải.
- Các câu hỏi liên quan đến đông dân cư:
- Trong câu hỏi không có số: chọn đáp án 2
- Trong câu hỏi có số: Chọn đáp án có cụm từ “xe gắn máy” ở cuối đáp án.
Trên đây là những điều bạn cần biết về học bằng lái xe máy. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được bạn không kỳ thi sát hạch bằng lái xe. Nếu bạn đang có nhu cầu và tìm kiếm một trung tâm đào tạo lái xe uy tín tại Hà Nội có thể liên hệ với Hà An – trung tâm học bằng lái xe uy tín để tìm hiểu và được giải đáp những thắc mắc nhé.