Hộp số sàn là loại hộp số lâu đời và có cấu tạo đơn giản nhất, việc nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng hộp số này sẽ giúp bạn điều khiển xe số sàn đơn giản và mượt mà hơn. Cùng Hà An tìm hiểu chi tiết về hộp số sàn trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Toggle1. Tìm hiểu hộp số sàn ô tô là gì?
Hộp số sàn hay Manual Transmission (Viết tắt là MT) là hộp số tay hay hộp số tiêu chuẩn mà người lái trực tiếp điều khiển việc thay đổi tỷ số chuyển động thông qua cần số.
Hộp số tay có lịch sử ra đời và phát triển lâu nhất so với các hộp số khác, từ năm 1890, hộp số tay đã bắt đầu được sử dụng ở một số dòng xe ô tô. Đến năm 1891, hộp số tay ba cấp được trang bị và sử dụng trong ô tô.
Kể từ đó, hộp số tay được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô bởi sở hữu nhiều tính năng vượt trội, tiết kiệm chi phí và nhiên liệu cho động cơ xe.
Bên cạnh đó, nhiều người vẫn lựa chọn xe số sàn thay vì số tự động bởi họ có thể chủ động kiểm soát việc chuyển số, mang đến cảm giác lái xe chân thật hơn.
2. Cấu tạo hộp số sàn ô tô như thế nào?
Cấu tạo hộp số sàn ô tô được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:
– Vỏ và nắp hộp số: Bộ phận này có chức năng bảo vệ và bao kín các chi tiết bên trong hộp số, đồng thời vỏ hộp còn là nơi lắp các vòng bi đỡ trục hộp số, treo hộp số vào khung số và chứa dầu bôi trơn. Trên vỏ hộp thường sẽ có các nút xả, kiểm tra mức dầu và nắp hộp còn là nơi để lắp đặt cơ cấu chuyển số.
– Ổ bi: Là bộ phận giúp hạn chế tiếng ồn trong quá trình xe hoạt động, đồng thời có tác dụng chuyển hóa ma sát trượt thành ma sát lăn, giúp hộp số hoạt động bền hơn.
– Bánh răng: Là bộ phận chính đảm nhận nhiệm vụ thay đổi tỷ số truyền, thông qua nhu cầu và mong muốn của người lái, các bánh răng sẽ ăn khớp với nhau, truyền lực với tỷ số phù hợp.
– Trục hộp số: Bộ phận này được cấu tạo bởi 2 thành phần là hộp số ngang và hộp số dọc. Trong đó, hộp số ngang 2 trục gồm trục sơ cấp và trục thứ cấp còn hộp số dọc 3 trục bao gồm trục sơ cấp, trục trung cấp và trục thứ cấp.
– Bộ đồng tốc: Có nhiệm vụ đảm bảo tốc độ của các bánh răng đồng đều khi xe vào số, hạn chế tình trạng va đập giữa các bánh răng giúp quá trình vào số trở nên mượt mà, ổn định và ít tiếng ồn hơn.
3. Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn ô tô như thế nào?
Khi sử dụng xe số sàn, bạn nên nắm được nguyên lý hoạt động của hộp số sàn để có thể điều khiển xe mượt mà hơn.
Nguyên lý làm việc của hộp số sàn ô tô như sau:
– Trục sơ cấp: Là trục có bánh răng dẫn động màu xanh lá, có tác dụng tiếp nhận momen truyền tới từ động cơ thông qua ly hợp và đi vào hộp số.
– Trục trung gian: Là trục có các bánh răng chủ động màu đỏ, trong đó có 1 bánh răng đỏ ăn khớp với 1 bánh răng xanh trên trục sơ cấp. Do đó, khi trục sơ cấp quay, kéo theo bánh răng màu xanh quay thì bánh răng màu đỏ quay, dẫn đến cả trục trung gian sẽ quay theo.
– Trục thứ cấp: Là trục có các bánh răng bị động màu xanh dương, mỗi bánh răng này sẽ khớp với 1 bánh răng đỏ ở trục trung gian, tạo nên các cặp bánh răng tương ứng với từng cấp số. Khi bánh răng màu đỏ quay, bánh răng màu xanh sẽ quay theo, khiến trục thứ cấp quay và dẫn động ra ngoài.
Tùy từng dòng xe, cũng như từng loại hộp số sàn sẽ có các cấp số tương ứng, có bao nhiêu cấp số sẽ có bấy nhiêu cặp bánh răng màu đỏ và màu xanh dương tương ứng. Ngoài ra đi kèm với các cặp bánh răng xanh dương và đỏ đó là một cặp bánh răng số lùi (Loại này sẽ có thêm bánh răng trung gian màu tím).
3.1. Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn – Số tiến
Khi hộp số sàn thực hiện chế độ tiến, nhờ sự ăn khớp của một trong các cặp bánh răng màu xanh dương và màu đỏ, trục sơ cấp xanh lá (Đầu vào) sẽ truyền động đến trục thứ cấp vàng (Đầu ra).
Cụ thể, khi người lái xe chuyển đến số nào thì cặp bánh răng xanh dương và đỏ thuộc cấp số tương ứng sẽ ăn khớp với nhau. Lúc này lực đẩy được truyền từ động cơ > Qua ly hợp > Đến trục sơ cấp, trục trung gian và trục thứ cấp > Kết thúc ở trục dẫn động. Nhờ đó mà xe di chuyển tiến lên.
3.2. Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn – Số lùi
Ở chế độ số lùi, trong các cặp bánh răng đỏ và xanh dương sẽ có thêm một bánh răng nhỏ trung gian màu tím. Khi người lái xe chuyển cần số về lùi, bánh răng màu tím sẽ ăn khớp với bánh răng xanh dương và đỏ. Khi bánh răng đỏ dẫn động cho bánh răng xanh dương, thông qua bánh răng tím sẽ làm bánh răng xanh dương quay ngược chiều khiến trục thứ cấp chuyển động ngược, nhờ đó mà xe có thể di chuyển lùi.
4. Hướng dẫn cách sử dụng hộp số sàn ô tô chi tiết
Có thể xe số sàn sẽ phức tạp hơn xe số tự động nhưng nhìn chung thì cách để điều khiển xe số sàn cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nắm được nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp, cách sử dụng chân côn xe và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn là đã có thể tự tin lái xe trơn tru, mượt mà.
Để sử dụng hộp số tay một cách mượt mà và an toàn khi lái xe, bạn có thể tham khảo cách sử dụng sau đây:
Đầu tiên, bạn cần thực hiện đạp chắc chân côn xe > Rồi thực hiện vào số theo sơ đồ ký hiệu được thể hiện trên cần số, từ từ nhả chân côn ra, đồng thời đạp nhẹ chân ga > Khi xe đã từ từ lăn bánh, bạn nhả hết chân côn và sử dụng chân ga để kiểm soát tốc độ của xe. Trong trường hợp muốn sang số, bạn chỉ cần thực hiện lại từ đầu các bước trên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hộp số sàn mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng hộp số sàn nhanh chóng. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên ghé qua hoclaixehaan.com để xem qua dịch vụ đào tạo lái xe mà chúng tôi đang cung cấp nhé!