Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bắt buộc mọi người phải được cấp giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mình sử dụng. Cùng trung tâm Hà An tìm hiểu về các loại bằng lái xe ô tô đang hiện hành tại Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Toggle1. Các loại bằng lái xe ô tô được sử dụng tại Việt Nam hiện nay
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải được ban hành vào ngày 15/04/2017 quy định về việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe ô tô sau:
1.1 Bằng lái xe ô tô hạng B1
Hạng bằng lái xe ô tô B1 được chia làm 2 loại gồm: Giấy phép lái xe B1 được phép điều khiển xe số tự động và giấy phép lái xe B1 khác được điều khiển cả xe số tự động và xe số sàn.
1.1.1 Bằng lái xe ô tô hạng B1 dành cho xe số tự động
Giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động được cấp cho người không hành nghề lái xe, theo quy định hiện hành thì hạng bằng này chỉ được phép điều khiển ô tô có số tự động dưới 9 chỗ ngồi. Còn đối với ô tô tải thì chỉ được phép sử dụng xe số tự động có trọng tải dưới 3.500kg trở xuống.
Đồng thời bằng lái xe ô tô B1 số tự động cũng được phép điều khiển một số xe đặc thù được thiết kế dành riêng cho những người khuyết tật.
Lưu ý: Trước khi tham gia học lái xe B1 bạn cần lưu ý với giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động chỉ được phép điều khiển những loại phương tiện theo quy định đã được để cập ở trên, còn những loại ô tô có số sàn bạn sẽ không được phép lái.
1.1.2 Bằng lái xe ô tô hạng B1 – Được cấp cho người không hành nghề lái xe
Hạng bằng lái xe ô tô hạng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe được phép lái những phương tiện sau:
– Giấy phép lái xe hạng B1 được phép lái xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi ( Đã bao gồm cả người lái), được sử dụng cả xe số sàn.
– Được phép lái xe ô tô tải có tổng trọng lượng dưới 3.500kg và máy kéo được sử dụng để kéo rơ moóc, có trọng tải dưới 3.500kg.
Lưu ý: Cả hai loại bằng lái xe ô tô hạng B1 đều chỉ được phép điều khiển ô tô có dưới 9 chỗ ngồi và được cấp cho người không hành nghề lái xe.
1.2 Bằng lái xe ô tô hạng B2 – Được phép hành nghề lái xe
Với những thông tin trên về bằng lái xe B1 thì bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?
Khi hoàn thành khóa học lái xe B2 và sở hữu bằng lái xe ô tô hạng này, tài xế sẽ được phép hành nghề lái xe và điều khiển một số phương tiện như: Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (Được phép lái cả xe số sàn và xe số tự động), xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.500kg và các loại xe mà bằng B1 được phép điều khiển.
Xem thêm: Phân biệt dễ dàng bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau
1.3 Bằng lái xe ô tô hạng C – Được phép điều khiển xe cơ giới
Với bằng lái xe ô tô hạng C, người sở hữu sẽ được phép điều khiển các loại phương tiện cơ giới bao gồm: Xe ô tô tải trên 3.500kg, xe ô tô có dưới 9 chỗ ngồi (Bao gồm cả xe số sàn và xe số tự động), máy kéo rơ moóc có trọng tải trên 3.500kg và các loại phương tiện hạng bằng B1, B2 được phép sử dụng.
1.4 Bằng lái xe ô tô hạng D
Bằng lái hạng D chạy được xe gì? Giấy phép lái xe ô tô hạng D được phép tham gia điều khiển các phương tiện như: Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ (Đã bao gồm cả tài xế) và các loại xe mà cả ba hạng bằng B1, B2, C được phép lái.
1.5 Bằng lái xe ô tô hạng E
Khi người lái xe sở hữu bằng lái xe hạng E sẽ được phép điều khiển các phương tiện như: Xe ô tô chở người trên 30 chỗ trở lên ( Đã bao gồm cả tài xế) và các loại phương tiện mà các hạng bằng B1, B2, C, D được phép lái.
1.6 Bằng lái xe ô tô hạng F bao gồm FB2, FC, FD và FE
Trong tất cả các loại bằng lái xe ô tô thì bằng lái xe ô tô hạng F là giấy phép cao nhất. Người lái xe chỉ được cấp bằng hạng F khi đã sở hữu hạng D và hạng E trước đó.
Giấy phép lái xe ô tô hạng F được phép điều khiển tất cả các loại phương tiện mà các hạng bằng thấp hợp được phép lái. Ngoài ra, với giấy phép lái xe hạng F, người sở hữu còn được phép lái xe kéo rơ moóc có trọng tải trên 750kg, sơ mi rơ moóc và xe khách nối toa bao gồm:
– Bằng lái xe hạng FB2: Với hạng bằng lái xe FB2, bạn được phép điều khiển các loại ô tô nằm trong phạm vi của bằng B2 và có kéo theo rơ moóc.
– Bằng lái xe ô tô hạng FC: Người lái xe được phép điều khiển các phương tiện trong phạm vi cho phép của bằng lái hạng C và có kéo theo rơ moóc.
– Hạng bằng lái xe FD: Được cấp cho người điều khiển các loại xe trong phạm vi cho phép của bằng hạng D, có kéo theo rơ moóc.
– Giấy phép lái xe hạng FE: Được cấp cho người điều khiển xe ô tô thuộc phạm vi cho phép của bằng lái xe hạng E và có kéo theo rơ moóc.
2. Điều kiện để được cấp các loại bằng lái xe ô tô
Các loại bằng lái xe ô tô được cấp cho người thi bằng lái xe dựa theo độ từng độ tuổi được quy định như sau:
– Đối với bằng lái xe hạng B1 và B2, điều kiện để được thi và cấp bằng là phải đủ từ 18 tuổi trở lên.
– Bằng lái xe ô tô hạng C được cấp khi công dân đủ 21 tuổi trở lên.
– Để được cấp bằng lái xe hạng D, công dân phải đủ 24 tuổi, kèm theo đó phải có bằng lái xe hạng B2 hoặc hạng C được tối thiểu 5 năm và trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. Ngoài ra, người đó phải có kinh nghiệm lái xe an toàn 100.000km.
– Với bằng lái xe hạng E, công dân cần đủ 24 tuổi trở lên, có bằng lái xe hạng B2, hạng C hoặc hạng D tối thiểu được 5 năm và có kinh nghiệm lái xe an toàn trên 100.000km. Ngoài ra, trình độ học vấn của người lái xe thấp nhất là trung học cơ sở.
– Hạng FB2, yêu cầu người lái xe trên 21 tuổi, hạng FC cần đủ 24 tuổi, hạng FD và FE cần đủ 27 tuổi. Ngoài ra, cũng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kinh nghiệm lái xe cũng như trình độ học vấn theo quy định.
Xem thêm: Bao Nhiêu Tuổi Được Thi Bằng Lái Xe Ô Tô – Giải đáp chi tiết nhất
Trên đây là toàn bộ các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng tại Việt Nam mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được chi tiết các hạng bằng lái xe ô tô hiện hành, cũng như biết được những điều kiện cần và đủ để thi bằng lái xe. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên ghé qua Hà An – trung tâm đào tạo học lái xe ô tô tại Hà Nội uy tín để tham khảo dịch vụ đào tạo lái xe mà chúng tôi đang cung cấp nhé!