Bằng lái xe quân đội là hạng bằng lái đặc biệt được cấp riêng cho những người phục vụ trong quân ngũ. Theo dõi bài viết của Hà An dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về giấy phép lái xe quân đội cũng như các thủ tục cần thiết để đổi sang hạng bằng lái dân sự.
Mục lục nội dung
Toggle1.Tổng quan về bằng lái xe quân đội
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 170/2021/TT-BQP, bằng lái xe quân đội là giấy phép lái xe được cấp bởi Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật dưới sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho các đối tượng như quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên chức quốc phòng và người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng.
Với mục đích cấp phép cho họ điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ.
2. Điều kiện được cấp bằng lái xe quân đội
Điều kiện được cấp bằng lái xe quân đội được quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe quân sự. Cụ thể, điều kiện để được cấp bằng lái xe quân đội bao gồm:
- Là quân nhân, công nhân viên chức, người lao động thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Điều kiện này được hiểu là người có tên trong danh sách quân nhân, công nhân viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đủ tuổi, sức khỏe
Tuổi tối thiểu để được cấp bằng lái xe quân đội là 16 tuổi đối với hạng A1, 18 tuổi đối với hạng A2, A3, A4, 21 tuổi đối với hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FC. Sức khỏe của người lái xe phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về thể lực, thị lực, thính lực, thần kinh, tâm thần theo quy định.
- Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa tối thiểu để được cấp bằng lái xe quân đội là tốt nghiệp THCS. Đã được đào tạo, sát hạch đạt yêu cầu theo quy định. Người lái xe phải được đào tạo, sát hạch theo quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BQP.
Ngoài ra, người lái xe còn phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ảnh thẻ 3×4 cm. Có thể thấy, điều kiện để được cấp bằng lái xe quân đội tương đối chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng yêu cầu của công tác quân sự.
3. Phân hạng các loại bằng lái xe quân đội
Hạng Bằng | Đối tượng | Thời hạn |
A1 | Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến dưới 175cc hoặc động cơ có công suất định mức tương đương. | Vô thời hạn |
A2 | Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương, cũng như các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1. | Vô thời hạn |
A3 | Người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe có cấu trúc tương tự, cũng như các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1. | Vô thời hạn |
B2 | Người điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (bao gồm chỗ ngồi của người lái); ô tô tải, bao gồm cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. | 5 năm tình từ ngày cấp |
C | Người điều khiển các loại ô tô vận tải, bao gồm cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2. | 5 năm tình từ ngày cấp |
D | Người điều khiển xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (bao gồm chỗ ngồi của người lái) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C. | 5 năm tình từ ngày cấp |
E | Người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (bao gồm chỗ ngồi của người lái) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D. | 5 năm tình từ ngày cấp |
Fc | Người đã có GPLX quân sự hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc; đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng sơ mi rơc. | 5 năm tình từ ngày cấp |
Fx | Người đã có bằng lái xe quân sự hạng C để điều khiển xe xích kéo vũ khí, khí tài quân sự. | 5 năm tình từ ngày cấp |
4. Thủ tục đổi từ bằng lái quân đội sang dân sự
Theo quy định tại Điểm 4.4.2, Mục 4 Thông tư liên tịch số 27/2003/TTLT/BGTVT-BQP ngày 9/12/2003 của BGTVT – Bộ Quốc phòng quy định như sau: Quân nhân, công nhân viên quốc phòng, công chức quốc phòng có bằng lái xe quân sự khi ngừng công tác trong quân đội bao gồm cả người được nghỉ hưu theo chế độ) nếu đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Bộ Luật Lao động, có thể đổi sang giấy phép lái xe dân sự cùng hạng trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày có quyết định ngừng công tác.
Theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ, hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp sang giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp bao gồm:
- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định hiện hành.
- Bản sao Quyết định ra quân không quá 6 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký kèm để đối chiếu.
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Bằng lái xe quân sự còn hiệu lực (bản chính)
- Bản sao thẻ căn cước kèm bản chính đối chiếu
Hồ sơ đổi bằng lái xe quân đội là hồ sơ gốc bao gồm các tài liệu được liệt kê ở Khoản 1 và Khoản 2 của quy định, và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc và giao lại cho người lái xe để tự bảo quản.
Bài viết trên là những thông tin cần thiết liên quan đến bằng lái xe quân đội được chúng tôi chia sẻ đến các bạn đọc. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn vấn đề thắc mắc khác hãy để lại phản hồi dưới phần bình luận và cũng đừng quên ghé qua hoclaixehaan.com để tham khảo thêm nhiều bài viết hay khác.